“Mạc Tư Khoa, kính chào người, tạm biệt!
Một quãng đời ta, một mảnh lòng ta “
Cố Giáo Sư Phan Đình Diệu
Mình thức dậy sớm, thói quen gần đây là check mạng xã hội, dù biết nó ngốn của mình rất nhiều thời gian, Nhưng có lẽ vì quá cô đơn ở Hàn Quốc. Buổi sáng thức dậy, dù với một núi công việc đang chờ như review báo, sửa lại luận án và làm slide, rất nhiều thứ phải làm và chuẩn bị. Và nếu chạy lên Lab thì chắc mấy bạn sinh viên Hàn lại hỏi phần computer vision nữa, và mấy đứa còn rất chăm chỉ học và ôn thi cho kì cuối kì nữa, nhìn chúng nó học và thực hành thì lại nghĩ tới cái sự học ở Việt Nam. Và dù gần đây nhiều người bàn tán về Iteawon của giới trẻ hàn, dù là bao nhiêu thứ bị phản đối về văn hoá ở Hàn. Thì cái tính hiếu học, cần mẫn của tụi trẻ Hàn ( ít ra là trong kì thi ) thật không thể chối cãi được, bọn nó học trên thư viện cả đêm để chuẩn bị cho kì thi, uống cafe chắc là thay nước lọc luôn được. Mình cũng từng như thế – mà là hồi lớp 12 ôn thi đại học, cứ ôn thi miệt mài tới 2h sáng rồi 5h sáng đã dậy, lại ôn thi, lại chong đèn. Nhưng lên đại học thì ít hơn, lên đại học mọi thứ mơ hồ hơn nhiều cho một sinh viên ngoại tỉnh lên thành phố nhập học.
Không nói chuyện mình nữa, hôm nay mình tình cờ đọc được một đoạn dài nhật ký của bác Phan Đình Diệu khi bác ở Mỹ. Không hẳn là đọc hết, nhưng cũng đọc gần hết (mình chẳng hiểu tại sao gần đây mình đọc rất nhanh dù chẳng biết là thông tin mình lưu được bao nhiêu nữa) Nhưng chắc chưa đầy 1h thì mình đã đọc hết tâm tư của bác Diệu rồi. Một sự xúc động thực sự. Thật ra nếu không phải vì có biết con trai của bác trên Facebook (mình gặp trong một dịp trường hè ở Việt Nam – một giáo sư đại học bên Pháp – mình có hỏi một bạn người Pháp bên Hàn nói trường mà con trai bác dạy cũng là một trường lớn uy tín bậc nhất ở Pháp và không phải dễ dàng để trở thành giáo sư ở đó ) thì có lẽ mình cũng không biết về Bác nhiều như vậy. Một nhà khoa học chân chính, tài năng và đầy ấp những nghĩ suy. Nếu nói để trích ra một câu nào đó, thì mình không biết, bác có viết vài câu thơ khá hay. Nhưng mình sẽ về một câu thơ của Tố Hữu để viết về tâm trạng của mình sau khi đọc bài viết của bác:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói quá tim…”
Mình không có nhiều sự lí giải cho hành động của con tim vì mình là người đa sầu đa cảm. Chỉ muốn cảm nhận một tình yêu nồng cháy của bác dành cho đất nước. Một tình yêu có lẽ đã mang đến cho bác cả những niềm vui, ngọt ngào và nỗi đau. Nỗi đau của một tâm hồn không thể nào đẹp hơn được – đó là riêng cảm nhận của mình. Tình yêu, có lẽ nó quá ít chăng? Nó chỉ có thể để cho một người, chỉ dành cho một người được thôi chăng. Có nỗi nhớ nào khoả lấp được nỗi nhớ người yêu? Những đêm thao thức không ngủ, canh 1, canh 2 rồi canh 3, như bác Hồ từng viết ” Canh 4 canh 5 vừa chợp mắt, sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”. Bác Hồ có tình yêu không? Tình yêu với bác là tình yêu đất nước thì rõ rồi, nhưng những tình yêu khác thì sao? Lẽ nào không có?
Mình từng nghĩ mình và mong mỏi sẽ yêu và được yêu – bằng một tình yêu platon thuần khiết, không tính toán, không mòn mỏi như mình từng yêu người! Một tình yêu đẹp! Phải rồi, một tình yêu đẹp. Không giống như TCS tình yêu tuyệt vọng, cũng không giống như Hàn Mạc Tử tình yêu chết chóc, chẳng giống như Xuân Diệu tình yêu mơn mởn, vội vàng. Mình muốn góp tất cả lại và có tình yêu của riêng mình.
Hai chữ tình yêu có lẽ còn làm đau và là nỗi đau trong nhiều năm nữa với riêng mình.
Nhưng đọc nhật ký của bác Diệu ở đất Mỹ, những dòng viết cho thấy một tình yêu lớn với Đất Nước, như có khúc bác đã viết:
“
“Tôi hiểu, làm khoa học ở một nước thiếu thốn mọi thứ như nước ta, đến cả
thì giờ cũng rất thiếu, chọn cách làm và chọn vấn đề làm như thế nào là một
chuyện rất quan trọng. Muốn có tiến bộ, không có cách nào khác là phải nhảy vào
dòng cuộc sống đang cuộn chảy để rồi cố gắng hết sức mà vùng vẫy, mà ngoi lên,
mà trỗi dậy, thì mới mong được cuộc đời thừa nhận. Cũng có kẻ thích tìm một góc
đá rêu mốc phủ kín làm chỗ nương thân và tự mãn xem rằng ở cái nơi cô quạnh đó
không ai hơn mình cả, thì dẫu có làm vương ở một góc đá phỏng có nghĩa gì với
dòng đời luôn sục sôi cuồn cuộn?
Đêm lại cũng trằn trọc không sao ngủ được. Không hiểu sao dạo này tôi
thường hay mất ngủ. Đất nước thân yêu luôn luôn là hình ảnh ngự trị trong mọi suy
nghĩ của tôi. Cái nôi tận cùng của sự nghèo nàn đó vẫn còn là một điểm gần như cô
lập với nền văn minh hiện đại của nhân loại. Ta tự bằng lòng với cái góc đá rêu
mốc phủ kín đó và thỉnh thoảng tự vỗ ngực xem mình là trung tâm của vũ trụ, hay
là chịu chấp nhận trò chơi của cuộc đời và nhảy vào dòng xoáy đó để vùng vẫy?
Trong thế giới ngày nay, “độc lập” phải chăng chỉ là một trạng thái cân bằng
giữa những mối phụ thuộc?
Hãy chấp nhân sự phụ thuộc, sự phụ thuộc về mọi phía để rồi tìm cho ra một
trạng thái cân bằng trong sự phụ thuộc về mọi phía và đồng thời cũng là trong sự
độc lập tương đối đối với mọi sự phụ thuộc đó!
Tôi nói: sự phụ thuộc về mọi phía, chứ không phải sự phụ thuộc về một phía.
Ôi, nhưng làm thế nào được khi sự trì trệ vẫn còn được xem là dấu hiệu của
vững bền!“
“
Một đêm kỳ lạ. Mấy anh em Việt Nam, người xa nước đã từ lâu, kẻ mới ở
nhà sang, nơi đất khách quê người ở tận cùng phương bắc của lục địa châu Mỹ xa
xôi này, một đêm cuối tuần, ngồi cùng nhau quyến luyến chẳng nỡ rời.
Mấy anh chàng khoa học, kẻ ngành nọ, người nghề kia, nhưng đêm nay tự
nhiên gặp nhau ở một Tình thơ lai láng.
Một đêm đọc thơ, ngâm thơ, bình thơ thật đáng ghi nhớ. Thơ, thơ, thơ của
dân tộc, của muôn đời. Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, cho đến Thế Lữ, Xuân Diệu,
Hoàng Cầm, … Thơ Bạch Cư Dị, thơ Tagor, v.v… Ai nhớ gì đọc nấy, ai thích gì
ngâm nấy. Tự Québec xa xôi, tâm hồn rung động dõi về điệu dân ca của “bên kia
sông Đuống” một thuở mây mù “bây giờ đi đâu, về đâu”… Ôi! Một “quê hương có
con sông xanh biếc” làm da diết biết bao nhiêu tấm lòng của những kẻ tha phương.
Tình quê, vâng, tình quê, phải chăng đó là sợi dây thần mãi mãi gắn bó mọi
tâm hồn dân Việt, dù họ đến tự nơi nào, và họ sẽ đi đâu, về đâu…
Gần ba giờ sáng. Lưu luyến tiễn đưa nhau, hẹn một ngày không biết đến bao
giờ lại gặp nhau trở lại.”
“Một buổi sáng Québec. Một ngày thu thật là “mùa thu”. Trước khi lại ra đi,
dạo chơi thêm một vòng quanh thành phố Québec. Có lẽ đã tự lâu rồi, hôm nay tôi
mới có được một buổi sáng rảnh rỗi để cho tâm hồn được thấm đượm hương thu.
Có giọt mưa thu, có cả rừng thu “lá vàng rơi xào xạc”, cả một trời thu … Đi với bạn
cùng tâm sự, trong đất trời mùa thu này của một phương trời lạ, mà lòng tôi lại vẫn
nặng tình hướng về mùa thu đất nước.
Đất nước ra đời tự một mùa thu, đã qua rồi những ngày xuân rực rỡ, đã có
rồi những nắng hạ tưng bừng… Và rồi đất trời sẽ vẫn chuyển sao đây để lại qua đi
những thu đông ảm đạm mây mù, và vươn tới một mùa xuân mới cho cuộc đời
hiện tại và mai sau?
Rời Québec, đi ôtô buýt trở lại Montréal. Đi xe buýt đường dài ở đây, tự
nhiên nhớ đến cái cảnh đi xe buýt ở Hà Nội. Dĩ nhiên làm sao mà cứ so sánh mãi
được?
Một buổi sáng Québec. Một ngày thu thật là “mùa thu”. Trước khi lại ra đi,
dạo chơi thêm một vòng quanh thành phố Québec. Có lẽ đã tự lâu rồi, hôm nay tôi
mới có được một buổi sáng rảnh rỗi để cho tâm hồn được thấm đượm hương thu.
Có giọt mưa thu, có cả rừng thu “lá vàng rơi xào xạc”, cả một trời thu … Đi với bạn
cùng tâm sự, trong đất trời mùa thu này của một phương trời lạ, mà lòng tôi lại vẫn
nặng tình hướng về mùa thu đất nước.
Đất nước ra đời tự một mùa thu, đã qua rồi những ngày xuân rực rỡ, đã có
rồi những nắng hạ tưng bừng… Và rồi đất trời sẽ vẫn chuyển sao đây để lại qua đi
những thu đông ảm đạm mây mù, và vươn tới một mùa xuân mới cho cuộc đời
hiện tại và mai sau?
Rời Québec, đi ôtô buýt trở lại Montréal. Đi xe buýt đường dài ở đây, tự
nhiên nhớ đến cái cảnh đi xe buýt ở Hà Nội. Dĩ nhiên làm sao mà cứ so sánh mãi
được?
“- 4/10/1980
Và đọc đến đoạn này, thì mình chợt dâng lên một niềm xúc động khó tả, mình đã khóc, thực sự là khóc. Con người đó, mình ước mong một lần được dâng lên Bác nén hương vì mình biết đã không thể gặp nữa rồi!
“Nhưng nhớ gì? Nhớ gì nhỉ? Vâng, nhớ, và đáng nhớ lắm chứ. Trên đất này,
tôi đã gặp biết bao là bạn. Và có thêm biết bao bè bạn. Bạn thân hay sơ, gần hay xa,
vẫn cần biết đấy, nhưng tình bạn chân thành có phải bao giờ cũng nhất thiết phải
đo bằng chiều dài ngắn.
Vậy thì tôi nhớ. Tôi không nói rằng một mảnh lòng tôi xin gửi lại đây,
nhưng tôi cũng tự biết rằng có những hình ảnh gặp gỡ trên đất này sẽ theo về với
lòng tôi mãi mãi.
Ôi, đất nước thân yêu! Tôi chỉ là một đứa con nhỏ bé của đất nước, nhưng
trong chuyến đi này đã biết bao lần tôi gọi tên đất nước. Biết bao đêm thao thức,
biết bao nỗi suy tư, và cả biết bao lần nhớ thương đến nhỏ thầm giọt lệ! Đất nước
ơi, đất nước của biết bao sự tích anh hùng, đất nước của lắm tài năng, đất nước của
những con người cần mẫn. Vậy mà ngày nay, đó vẫn là đất nước của sự nghèo khổ
cùng cực, của một hiện tại vô vọng, của một tương lai mịt mờ.
Tôi bi quan quá chăng? Tôi thường nghĩ: không nên nói nhiều về bi quan
hay lạc quan, thái độ đáng có là một thái độ thực tiễn và hành động. Thực tiễn!
Hãy có đủ dũng cảm để nhìn cho thấu rõ tận đáy sâu của sự thật, cái sự thật rất đỗi
đau lòng về mọi mặt trong cơ cấu nhà nước của Việt Nam ta hiện nay, để rồi tự cái
sự thật trần trụi và tàn nhẫn đó mà tìm ra may ra mới có thể tìm cách thoát ra được.
Tôi sẽ làm gì cho đất nước thân yêu của tôi? Chao ôi, nghĩ đến sự bất lực
của chính mình mà hổ thẹn. Tôi vẫn nghĩ rằng rồi một lúc nào đó tôi sẽ làm một
con bọ thiêu thân. Nhưng con bọ thiêu thân chỉ có thể tự giết mình một lần. Vậy thì
cái lần duy nhất ấy phải là lần nào đây? Sự thiêu thân có giúp được chút ích gì cho
đồng loại hay không.” – 8/10/1980
Một ngày mới bắt đầu, và mình chuẩn bị lên trường bây giờ. Dù cho giọt nước mắt xúc động rơi xuống thì mình tin rằng điều tốt đẹp mà bác đã làm đến bây giờ, một sinh viên IT đã được học CNTT, nhờ bác người đầu tiên đã đưa Internet vào Việt Nam ( Mình cũng chỉ mới đọc thông tin về bác ), Biết ơn biết ơn trăm ngàn lần tiền nhân!
Dưới đây là toàn bộ Nhật Ký của Bác ở đất nước Mỹ:
Hàn Quốc, 23/10/2022