Khắc trong nghiêm khắc, kỷ là bản thân, nôm na là nghiêm khắc với bản thân <không biết mình nghe điều này ở đâu đó, mình không chắc nó đúng :))> Nhưng đó chỉ là một phần trong những điều cuốn sách muốn hướng tới, ngoài ra sự bình an trong tâm hồn mới là điều cốt lõi. Nghe có vẻ rất giống phong cách một thiền sư, nhưng không hẳn vậy, CNKK vẫn theo đuổi những mục tiêu tiền tài, vật chất, danh vọng như chúng ta nhưng đi theo mỗi mục tiêu, họ biết điểm dừng để tâm hồn được an yên, để không bị những thứ đó chế ngự cuộc sống của họ.Cuốn sách này được chia làm bốn phần lớn: Trong phần một, tác giả trình bày sự hình thành của triết học. Mặc dù các triết gia hiện đại thường dành cả đời để tranh luận về các chủ đề trừu tượng, nhưng mục tiêu chính của các triết gia cổ đại là giúp người bình thường sống tốt hơn.Sang phần hai tác giả viết về các kỹ thuật tâm lý của CNKKTác giả có đưa ra 5 kỹ thuật để cải thiện tâm lý của chúng ta. Mỗi kỹ thuật tác giả đều đưa ra những lời giải thích vô cùng logic để thuyết phục người đọc, có một kỹ thuật cũng khá quen thuộc với chúng ta đó là việc “tưởng tượng tiêu cực”, khi chúng ta làm một việc gì thì thường sẽ suy nghĩ kết quả tồi nhất có thể xảy ra là gì. Và nhờ thế chúng ta đã chuẩn bị trước tinh thần cho việc tồi tệ đó, và nếu nó xảy ra thật thì cảm giác sẽ bớt buồn hơn khi chúng ta chưa ý thức được điều đó.Mình khá ấn tượng với kỹ thuật tâm lý phân lưỡng quyền kiểm soát. Khi gặp vấn đề gì chúng ta sẽ xem xét vấn đề có nằm trong quyền kiểm soát hoàn toàn hay chỉ là một phần, hay chúng ta không thể kiểm soát? Nếu có thể kiểm soát hoàn toàn thì chẳng cần bàn cãi, hãy kiểm soát nó! Chẳng hạn như cách chúng ta suy nghĩ, tư duy, cách chúng ta hành động để xử lý nó. Còn nếu chỉ kiểm soát được một phần thì hãy tập trung vào phần có khả năng kiểm soát, và phấn đấu vì mục tiêu đó. Chẳng hạn bạn tham gia một trận đấu, thay vì mục tiêu nhất định phải thắng, thì hãy mục tiêu “thi đấu hết sức” vì sao ư? Đôi khi kết quả thắng thua còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác ngoài việc rèn luyện, vậy nên thay vì chúng ta mục tiêu những thứ không thể kiểm soát thì hãy tập trung mục tiêu những thứ có thể kiểm soát, trong trường hợp này là việc chúng ta làm hết sức. Còn việc không thể kiểm soát, dĩ nhiên là đừng nên bận tâm với nó )))Ngoài ra, còn có kỹ thuật “tiết chế bản thân để đối phó với mặt tối của lạc thú” cũng khá hay, và rất đáng để thực hành nhé )) Khi sống trong thời đại hiện nay, mọi thứ đều rất thuận tiện, nên đôi khi có bất kỳ điều gì không hoạt động theo cách mà chúng vẫn hoạt động đều khiến chúng ta vô cùng khó chịu. chẳng hạn như mùa hè nóng 40 độ mà lại bị mất điện 15’ xem, cảm giác sẽ tức điên lên được í chứ, chẳng thể làm gì ngoài việc đi lại và kêu “than ôi nóng quá!” để giảm thiểu cơn giận dữ với những sự thay đổi này, các nhà Khắc Kỷ đã đưa ra phương án là “tự nguyện chịu khổ” định kỳ. Chẳng hạn hãy thỉnh thoảng tắt quạt, tắt điều hòa tầm một tiếng đi, học cách chịu đựng nó, rồi sau chúng ta sẽ quen với điều đó, cảm giác sẽ không còn bực tức nếu bị mất điện nữa. Việc “hành hạ bản thân” này cũng giúp chúng ta hiểu được giá trị của những thứ đang có, và giúp chúng ta bớt khó chịu, bớt giận dữ khi thiếu đi bất kỳ thứ gì. Nó giống như một loại vắc xin vậy đấy: bằng cách cho cơ thể tiếp xúc với một vài virut yếu ớt để cơ thể sẽ hình thành hệ thống miễn dịch chống lại những con siêu vi rút khác )Đó, nói chung là các kỹ thuật mình thấy khá thiết thực và dễ dàng có thể thực hành được, miễn là các bạn có hứng thú, và muốn theo lối sống này. ))Còn phần ba, phần bốn thì chủ yếu nói về lời khuyên của các nhà KK khi đối diện với những cảm xúc tiêu cực, sự bất an trong tâm hồn,… và việc thực hành CNKK. Cơ bản là trước mình cũng hay đọc thể loại tâm lý rồi nên hai phần này cũng không có nhiều mới mẻ nên mình không nói gì thêm.
Kết: cuốn sách rất đáng để đọc, nó phù hợp với tất cả chúng ta, đừng vì cái tên “Khắc Kỷ” hay những định kiến trước đây mà hiểu sai về nó nhé!
From: Hồng Cẩm