Mua nhiều sách nhưng không đọc hết có lợi gì không?
Tôi còn “nghiện” mùi của những trang sách, một hương thơm nhẹ của gỗ và vani đặc trưng mà không thể tìm thấy ở đâu khác. Nhưng vấn đề là tôi mua quá nhiều sách mà không thể đọc hết. Chắc không ít các mọt cũng đã gặp phải tình trạng tương tự đúng không?
Chắc hẳn các mọt sách đã từng rơi vào trường hợp mua rất nhiều sách về nhưng cuối cùng vẫn chưa đọc được hết.
Theo Nassim Nicholas Taleb, việc không gian sống của chúng ta được bao quanh bởi những cuốn sách chưa đọc sẽ nhắc nhở ta về những thứ ta chưa biết.
Người Nhật có hẳn một từ để chỉ việc mua sách mà chưa đọc: “tsundoku”
Tôi là một mọt sách. Một khi bước vào hiệu sách, tôi sẽ không thể kìm lòng mà mua ba cuốn mới, ngay cả khi không có ý định mua từ trước. Tôi còn mua sách cũ bỏ túi trong các hội sách của Thư viện, rồi lại phải giải thích với gia đình khi khuân quá nhiều sách về nhà. Tôi còn “nghiện” mùi của những trang sách, một hương thơm nhẹ của gỗ và vani đặc trưng mà không thể tìm thấy ở đâu khác. Nhưng vấn đề là tôi mua quá nhiều sách mà không thể đọc hết. Chắc không ít các mọt cũng đã gặp phải tình trạng tương tự đúng không?
Chúng ta không cần cảm thấy tội lỗi vì còn quá nhiều sách chưa được đọc. Theo Nassim Nicholas Taleb, những cuốn sách chưa đọc chính là một “phản thư viện”, và nó chính là biểu tượng của sự nâng tầm trí tuệ.
Có một “phản thư viện” của riêng mình
Taleb đã đưa ra khái niệm về “ phản thư viện” trong cuốn sách bán chạy nhất của mình Thiên nga đentrong một cuộc thảo luận với tác giả kiêm học giả nổi tiếng Umberto Eco, người sở hữu một thư viện cá nhân chứa đến 30.000 cuốn sách. Khi được tận mắt chứng kiến, nhiều du khách đã trầm trồ cho rằng chủ nhân thư viện khổng lồ này hẳn là phải có kiến thức sâu rộng lắm. Nhưng chỉ một vài người nhận ra rằng: Thư viện của Eco có nhiều sách không phải vì ông đã đọc rất nhiều; mà là vì ông muốn đọc nhiều hơn nữa.
Tính ra thì nếu đọc một cuốn sách mỗi ngày, trong 70 năm cuộc đời thì ông cũng chỉ có thể đọc khoảng 25.200 cuốn sách là hết mức. Đối với Eco, so với rất nhiều thư viện chứa hàng triệu cuốn sách thì thư viện này của ông chả bõ bèn gì.
Từ thư viện của Eco, Taleb chỉ ra: Giá trị của những cuốn sách chưa đọc còn gấp nhiều lần so với những cuốn ta đã đọc. Thư viện của riêng mỗi người nên chứa những gì mình chưa biết nếu bạn có đủ điều kiện để tự nhắc nhở về vốn kiến thức hạn hẹp luôn cần được bồi đắp của mình. Càng trưởng thành, bạn sẽ tích lũy thêm nhiều kiến thức và sách hơn, và số lượng sách chưa đọc tăng dần trên giá chắc chắn sẽ khiến bạn luôn muốn đọc thêm, tích lũy thêm. Cũng giống như càng biết nhiều, càng thấy mình cần phải đọc thêm nhiều, vì tích lũy kiến thức chưa bao giờ là đủ.
Theo Maria Popova, điều cốt lõi trong quan điểm về những cuốn sách chưa đọc của Taleb là: chúng ta có xu hướng đánh giá quá cao giá trị của những gì chúng ta biết, nhưng lại đánh giá thấp giá trị kiến thức chúng ta không biết. Và Taleb đã đi ngược lại lối mòn đó.
Những cuốn sách chưa đọc hiện hữu để thách thức chúng ta, liên tục nhắc nhở, khuyến khích ta tìm hiểu những gì mình không biết. Chúng luôn nhắc tôi về hiểu biết hạn hẹp của mình trong nhiều lĩnh vực, như mật mã, sự tiến hóa của lông vũ, văn hóa dân gian Ý, sử dụng ma túy bất hợp pháp trong Đệ tam Quốc xã, hay côn trùng học.
Taleb cho rằng: “Chúng ta có xu hướng coi kiến thức như một thứ tài sản cá nhân cần được bảo vệ. Kiến thức, trí tuệ chính là minh chứng giúp ta nâng tầm bản thân” Vì vậy, xu hướng chỉ tập trung vào kiến thức đã biết đi ngược lại với tinh thần thu thập sách để tạo nên một thư viện của riêng mình như Eco đã làm.
Những cuốn sách chưa được khám phá thúc đẩy chúng ta tiếp tục đọc, tiếp tục học hỏi và không hài lòng với tầm hiểu biết của mình. Jessica Stillman gọi đây là nhận thức khiêm tốn về trí tuệ.
Những người thiếu sự khiêm tốn về trí tuệ, không muốn mua những cuốn sách mới hoặc vào thư viện để tìm tòi, có thể thấy tự hào vì đã đọc hết các cuốn sách trong nhà mình, nhưng “thư viện” của họ chỉ như một chiếc cúp danh dự mà thôi. Giá sách đó chỉ như một vật trang trí trong nhà, không hơn không kém vì đó không phải là nơi mà ta có thể học hỏi, tiếp thu cho đến cuối đời.
Tsundoku
Tôi ủng hộ quan điểm của Taleb, nhưng tôi thấy cách gọi những cuốn sách chưa đọc là “phản thư viện” chưa đủ. Nghe như một đoạn trong tiểu thuyết Dan Brown – “Nhanh lên! Chúng ta phải ngăn Illuminati trước khi họ sử dụng phản thư viện để tiêu hủy tất cả những cuốn sách”.
Kevin Mims của Tờ New York Times cũng không đồng tình với thuật ngữ này của Taleb. “Tôi không thực sự thích thuật ngữ ‘phản thư viện’ của Taleb. Thư viện là nơi lưu trữ sách, và cũng có rất nhiều sách trong đó vẫn chưa được đọc trong thời gian dài”.
Thuật ngữ của Taleb được mượn từ tiếng Nhật: tsundoku. Tsundoku là từ tiếng Nhật chỉ những chồng sách bạn đã mua nhưng chưa hề động tới. Trong đó, “tsunde” có nghĩa là “chất đống” và “oku” có nghĩa là “để dành”.
“Tsundoku” bắt nguồn vào cuối thế kỷ 19 như một từ để châm biếm những giáo viên sở hữu nhiều sách nhưng lại không đọc hết. Dù đi ngược lại quan điểm của Taleb, thì hiện nay, “tsudoku” không còn mang ý nghĩa kỳ thị trong văn hóa Nhật Bản nữa.”Tsundoku” cũng không đồng nghĩa với bibliomania, chỉ hội chứng nghiện sưu tầm sách mà không đọc.
Giá trị của tsundoku
Tôi biết là thật sự có những người sở hữu rất nhiều sách như một thư viện quốc gia , nhưng lại chưa hề động vào quyển nào trong đó. Mặc dù vậy, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sở hữu và đọc sách thường mang đến những tác động tích cực.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ em lớn lên trong một không gian có từ 80 đến 350 cuốn sách có khả năng cải thiện năng lực tính toán, văn chương , kĩ thuật và giao tiếp như người lớn. Các nhà nghiên cứu còn đề xuất năng tiếp xúc với sách để tăng cường những khả năng nhận thức, coi việc đọc như một thói quen.
Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy thói quen đọc mang lại rất nhiều lợi ích: đọc sách có thể giảm stress, thỏa mãn nhu cầu kết nối xã hội, cải thiện các kỹ năng xã hội, sự đồng cảm và tăng cường một số kỹ năng nhận thức nhất định. Đó là với sách hư cấu, còn sách phi hư cấu lại có liên quan mật thiết đến sự thành công của người đọc trong cuộc sống, đồng thời giúp ta hiểu về bản thân và thế giới.
Jessica Stillman đã tìm hiểu liệu “phản thư viện” có đi ngược lại với hiệu ứng Dunning-Kruger, một xu hướng nhận thức của những người tự đắc với vốn kiến thức, khả năng chưa đi đến đâu của mình. Nhiều người trong chúng ta không thích bị nhắc là thiếu hiểu biết, vì vậy những cuốn sách chưa đọc chính là động lực để ta trau dồi kiến thức mỗi ngày.
Theo Stillman “Những cuốn sách chưa đọc chính là minh chứng sự thiếu hiểu biết của chủ nhân“. Nhưng một khi đã nhận ra nhược điểm của mình thì bạn đã hơn hẳn đại đa số người khác rồi.
Dù là “phản thư viện” hay tsundoku thì ta cũng không thể nào phủ nhận, giá trị của một cuốn sách chưa đọc nằm ở chính sức mạnh thôi thúc ta đọc nhiều hơn nữa.
Copy: tramdoc.vn
Bài viết thú vị!
Bài viết hay