Ngày nay, Trí tuệ nhân tạo (AI)  nhận được sự đặc biệt quan tâm của giới chuyên môn cũng như giới nghiên cứu. Đặc biệt, AI được ứng dụng trong mọi ngành nghề như: xe tự lái, y tế, giáo dục và cả các lĩnh vực như bảo mật, an toàn mạng….Vì vậy, nghiên cứu tìm hiểu trí tuệ nhân tạo là gì, các cách phát triển trong kỹ thuật trí tuệ nhân tạo được nhiều nhà khoa học máy tính cực kỳ xem trọng.

Hơn thế nữa, sự quan tâm đặc biệt của nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau đến trí tuệ nhân tạo dẫn đến sự quan tâm rộng lớn và quy mô của nhiều tổ chức chính phủ, doanh nghiệp đầu tư cho lĩnh vực này.

Con người chúng ta tự gọi mình là Homo sapiens—con người khôn ngoan—bởi vì trí thông minh rất quan trọng đối với chúng ta. Trong hàng ngàn năm, chúng ta đã cố gắng hiểu cách chúng ta suy nghĩ; nghĩa là làm thế nào một số ít vật chất có thể nhận thức, hiểu, dự đoán và điều khiển một thế giới lớn hơn và phức tạp hơn chính nó. Lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, hay AI, còn tiến xa hơn nữa: nó không chỉ cố gắng hiểu mà còn cố gắng xây dựng các thực thể thông minh [1].

Trong giới khoa học kỹ thuật, AI được xem  là một trong những lĩnh vực mới nhất của khoa học và kỹ thuật. Công việc bắt đầu một cách nghiêm túc ngay sau Thế chiến thứ hai, và cái tên này được đặt ra vào năm 1956.

Cùng với sinh học phân tử, AI thường xuyên được các nhà khoa học thuộc các ngành khác coi là “lĩnh vực mà tôi muốn tham gia nhất”. Một sinh viên vật lý có thể cảm thấy một cách hợp lý rằng tất cả những ý tưởng hay đều đã được Galileo, Newton, Einstein và những người còn lại áp dụng.

AI hiện bao gồm rất nhiều lĩnh vực con, từ tổng quát (học tập và nhận thức) đến cụ thể, chẳng hạn như chơi cờ, chứng minh các định lý toán học, làm thơ, lái ô tô trên đường phố đông đúc và chẩn đoán bệnh tật. AI có liên quan đến bất kỳ nhiệm vụ trí tuệ nào; nó thực sự là một lĩnh vực phổ quát.

Vậy AI là gì?

Có nhiều định nghĩa về AI, trong nội dung này chúng ta có thể tham khảo một số định nghĩa về trí tuệ nhân tạo như sau:

Trong các sách viết về TTNT các năm gần đây, các tác giả đưa ra nhiều định nghĩa về TTNT. Chúng ta tham khảo một số định nghĩa ban đầu về như sau[1]:

  • Sự nghiên cứu các năng lực trí tuệ thông qua việc sử dụng các mô hình tính toán” ( “The study ò mental faculties through the use ò computational models” – Charniak and McDormott, 1985)
  • “Nghệ thuật tạo ra các máy thực hiện các chức năng đòi hỏi sự thông minh khi được thực hiện bởi con người” (“The art of creating machies that perform functions that require intelligence when performed by people” – 1990).
  • “Lĩnh vực nghiên cứu tìm cách giải quyết và mô phỏng các hành vi thông minh trong thuật ngữ các quá trình tính toán” (“A field of study that seeks to explain and emulate intelligent behavior in terms of computational processes” – Schalkoff, 1990).
  • “Sự nghiên cứu các tính toán để có thể nhận thức, lập luận và hành động” (“The study of computations that make it possible to perceive, reason, and act” – Winston, 1992).

Một số định nghĩa gần đây về trí tuệ nhân tạo:

  • “TTNT là sự thiết kế và nghiên cứu các chương trình máy tính ứng xử một cách thông minh. Các chương trình này được xây dựngthực hiện các hành vi mà khi ở người hoặc động vật chúng ta xem là thông minh” (“Artificial Intelligence is the design and study of computer programs that behave intelligently.These programs are constructed to perform as would a human or an animal whose behvior we consider intelligent” – Dean, Allen and Aloimonos, 1995).
  • “ TTNT là sự nghiên cứu các tác nhân tồn tại trong môi trường, nhận thức và hành động” (“Artificial Intelligence is the design of agents that exists in an environment and act” – Russell and Norvig, 1995).

“ TTNT là sự nghiên cứu các thiết kế các tác nhân thông minh” (“Computational Intelligence is the study of the design of Intelligent agents” – Pulle, Mackworth and Goebel, 1998).

Hiện nay nhiều nhà nghiên cứu quan niệm rằng, TTNT là lĩnh vực nghiên cứu sự nghiên cứu các tác nhân thông minh ( intelligent agent ). Tác nhân thông minh là bất cứ ấci gì tồn tại trong môi trường và hành động một cách thông minh ( Một câu hỏi được đặt ra: hành động như thế nào thì được xem là thông minh?).

Mục tiêu khoa học của TTNT là hiểu được bản chất của các hành vi thông minh. mục tiêu thực tiễn, công nghệ của TTNT là xây dựng nân các hệ thông minh. Phương pháp luận nghiên cứu ở đây cũng tương tự như khi chúng ta nghiên cứu để hiểu được các nguyên lý bay, rồi thiết kế nên các máy biết bay (máy bay). Máy bay không phải là sự mô phỏng con chim, song nó có khả năng bay tốt hơn chim.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here