Tôi sẽ viết ở đây bằng tất cả những gì tôi nhớ lại được về cụ Nguyễn Văn Vấn – người là một địa chủ trong thời chủ tịch Hồ Chí Minh còn đương thời. Khi mà cuộc cải cách ruộng đất đã diễn ra và đã để lại trong lòng những người địa chủ, hoặc nông dân tôi tin là những điều sẽ không bao giờ hoặc ai nói ra chỉ kể lại cho con cháu.

Tôi có một người bạn là cháu đời thứ 4 của cụ và những câu chuyện này tôi được bạn tôi kể hết sức chân thật và chi tiết, trước người quá cố tôi sẽ kể những câu chuyện này thật chân thật bằng tất cả những gì trí nhớ tôi có thể nhớ được.

Chuyện đầu tiên, ngày đó, cụ là một địa chủ trong làng, cụ đông con, có 3 người vợ nhưng chỉ có con với bà cả, và cụ có tới 6 người con. Trong số đó có 2 người con trai , một là ông nội của bạn tôi. Người con trai đầu chết năm 20 tuổi, tôi không được nghe kể về câu chuyện, nhưng ông chết rất trẻ và để lại 2 đứa con, một chưa chào đời và một đã 4 tuổi. Cụ nuôi 2 đứa cháu nội, cụ thay cả bố cả mẹ nuôi 2 đứa cháu không nhận một sự hỗ trợ nào từ mẹ. Bạn tôi coi cụ như ông nội và dường như cả bà nội luôn.

Chuyện thứ hai, cụ từng nói với bạn tôi, cụ lúc đó có một con trâu bị bệnh, cụ đem đi vứt nhưng sợ dân quân trong làng cho rằng đi tiếp tế cho thực dân Pháp và đúng là cụ đã bị đuổi theo khi đem đi vứt con trâu, bị đuổi theo bằng súng và cụ đã phải bơi qua sông lênh đênh với con trâu như là một kẻ tù binh và may mắn là cụ đã thoát chết.

Chuyện thứ ba, cụ có nhiều nhà, cụ có một căn nhà bằng gỗ lim, toàn gỗ quý hiếm. Nhưng một ngày dân quan vào và chiếm sạch gỗ quý , đồ quý rồi đốt cháy nhà của cụ.

Chuyện thứ tư, chuyện này tôi được nghe kể từ bà tôi một người bà hàng xóm của cụ. Ngày cải cách ruộng đất, ngày chính sách lấy của người giàu chia cho người nghèo, những ngày đó cụ đã sống khốn đốn và mất hết tài sản. Thời đó tôi thấy cụ vẫn khoẻ mạnh, vẫn lao động, vẫn hay cười và dường như vẫn yêu đời không nghĩ rằng đời cụ đã trải qua nhiều thứ như thế.

Chuyện thứ năm, năm cụ Vấn mất, có người là người từng là người làm trong nhà cụ, được cụ cưu mang nuôi từ tấm bé đến xin thắp hương và cúúng lễ hương hoả cho cụ hàng năm.

Tôi biết một câu chuyện rất nhạt, nhưng bạn tôi, khi tôi nghe nó kể những câu chuyện này, tôi thấy nó dớm nước mắt. Tôi thấy nó đau đớn. Tôi là một người yêu Hồ Chủ Tịch, từ ngày tôi được nghe những bài hátt: bác chúng tôi…Tôi đã thực sự rất yêu Bác. Những bài thơ như: giọng của người như sấm trên cao….Tôi đã nghe nhiều và có một tình yêu to lớn với Người. Tôi và bạn tôi đều như nhau.

Nỗi đau nào cũng sẽ qua nhưng liệu những lời hối lỗi của Hồ Chủ Tịch, nước mắt có làm với bớt những nỗi đau trong công cuộc cải cách ruộng đất năm đó? Tôi thật sự tò mò muốn biết! Bạn tôi là một đứa nhạy cảm, yêu văn thơ, nó đã tìm đọc sách lịch sử từ những năm nó còn tý tuổi trong khi chúng tôi là những đứa ham chơi ít khi nào đọc sách. Trong khi tuổi thơ được ra cánh đồng thả diều , thì bạn tôi nó mang một mớ sách ra đồng để…đọc. Tôi có chút thầm ngưỡng mộ nó vì nó thi đạt học sinh giỏi, tôi cũng không rõ. Và tôi thấy nó cứ kè kè cuốn sách đi khắp nơi. Ngoài ngưỡng mộ ra, thì tôi thương nó, thương vô hạn. Đặc biệt là khi nghe nó kể chuyện về cụ nó.

Tôi thấy trong mắt nó một sự trống vắng khó tả, nó như một đứa trẻ không thể bày tỏ cảm xúc của mình và đành trốn trong các cuốn sách vậy. Tôi thấy nó thích đọc tiểu thuyết, nó rất thích đọc, và mỗi lần nó đọc tôi thấy nó như quên hết mọi chuyện trên đời vậy. Có lần nó bảo nó đọc tiểu thuyết như là nó sẽ sống trong đời sống của nhân vật đó vậy. Tôi thấy nó đã tìm đọc nhưng người khốn khổ, thép đã tôi thế đấy, sông đông êm đềmm….từ những năm nó 13 tuổi. Và tôi càng thương nó hơn.

Tôi thấy nó không dám đối diện với cuộc sống hiện tại vì nó sợ hãi nên nó đành trốn vào đời sống trong những cuốn sách.

Bây giờ nó đã lớn, cụ nó đã mất, nó có vẻ bơ vơ và chơ chọi, thỉnh thoảng nó nhớ cụ nó, nó kể với tôi với kỉ niệm với cụ nó:

“hồi ấy tớ học lớp 3, tớ không mang mũ đi học, trời thì nắng, ông cụ tớ đã mang mũ lên trường cho tớ, cụ già rồi, cụ đi phải trống gậy, cụ mang mũ lên trường cho tớ rồi cụ đi về, đầu cụ không đội mũ. Tớ nhớ cụ quá, hồi cụ mất tớ mất mấy năm để quên. Tớ nhớ có lần, cụ để dành được một ít tiền, cụ cho chúng tớ, mấy đứa chắt nội, cụ đưa cho 2 đứa lớn đồng to và đứa nhỏ đồng nhỏ nhất, bảo là tại nhỏ chưa cần tiêu tiền. Tớ nhớ những đêm cụ cho mấy đứa chắt nhỏ để bàn chân vào người cụ, cụ sẽ ủ cho ấm , rồi nhiều khi mấy đứa tớ cãi nhau cụ lại đứng ra phân giải. Tuổi thơ của tớ là cụ, tuổi thơ và những ký ức ấy tớ không quên đâu, tớ sẽ kể, sẽ kể với cậu nhiều chuyện nữa, cậu nhớ nghe nhé, vì bây giờ tớ chẳng biết có ai nghe tớ không nữa, tớ thấy tớ chẳng được ai yêu thương cả. Tớ cũng từng có bà ngoại – cô giáo tuyệt vời của tớ, và bà cũng mất rồi. Mẹ tớ bảo là tớ sống cảm xúc của, mỗi lần nói về bà ngoại là tớ khóc. Tớ cũng muốn kể chuyện với mẹ tớ cơ, nhưng chẳng hiểu sao tớ không kể đượcc. Tớ thấy cô đơn lắm, tớ nhớ cụ tớ và nhớ cả bà ngoại tớ, tớ nhớ những người mà tớ biết là sẽ chẳng bao giờ gặp lại được cả, tớ thực sự là cô đơn lắm! “

Rồi nó khóc, tôi nhìn con bạn tôi khóc, tôi chẳng biết phải nói gì với nó. Đột nhiên, lúc đó tôi lại thầm cảm ơn mấy cuốn sách. Tôi tin rằng, bạn tôi đã giữ được nụ cười là qua những cuốn sách là tiểu thuyết thơ văn hay lịch sử, toán học hay vật lý đó.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here