1.
Thở vào, tôi thấy được những khổ đau do sự sát hại gây ra cho con người và cho các loài thú vật
Thở ra, tôi nguyện không giết hại sinh mạng, không tán thành sự chém giết và không để kẻ khác sát hại

2.  
Thở vào, tôi thấy được những khổ đau do lường gạt, trộm cướp, và bất công xã hội gây ra
Thở ra, tôi nguyện không lấy làm tư hữu bất cứ một của cải nào không phải tôi làm ra

3.  
Thở vào, tôi ý thức được những khổ đau do thói tà dâm gây ra
Thở ra, tôi nguyện không làm những hành động tà dâm

4.   
Thở vào, tôi ý thức được những khổ đau do lời nói thiếu chánh niệm gây ra
Thở ra, tôi nguyện học hạnh lắng nghe và nói lời chánh ngữ để xây dựng hiểu biết và hòa giải

5.   
Thở vào, tôi ý thức những khổ đau do rượu và các chất ma túy gây ra
Thở ra, tôi nguyện không sử dụng rượu và các chất ma túy

6.   
Thở vào, tôi thấy năm giới mầu nhiệm che chở cho tôi, cho mọi người và mọi loài quanh tôi
Thở ra, tôi nguyện trọn đời thực tập năm giới để tự bảo vệ, bảo vệ mọi người và mọi loài.

Giới không phải là những cấm cản có tính cách giới hạn tự do của ta và không phải do một quyền lực nào buộc ta phải theo. Giới là hoa trái của chánh niệm và của kinh nghiệm. Chính nhờ chánh niệm mà ta thấy giới là những lực lượng an toàn và hạnh phúc của ta cũng như của những người quanh ta. Chính ta thấy được lợi ích của sự hành trì giới và đã phát nguyện tiếp nhận và hành trì các giới. Hành trì giới luật là để ta mãi mãi còn được tự do, không sa vào bất cứ một thứ cạm bẫy nào. Vì giới là hoa trái của chánh niệm nên trong giới có Bụt. Thực tập giới tức là luôn luôn được Bụt hộ trì và che chở. Sự che chở của chánh niệm tức là sự che chở của Bụt, bởi vì bản chất của Bụt là chánh niệm và tuệ giác. Chánh niệm đưa tới tuệ giác. Vì giới là hoa trái của chánh niệm nên trong giới có Pháp. Pháp chính là sự thực tập chánh niệm trong đời sống hàng ngày. Thực tập giới tức là luôn luôn được pháp hộ trì và che chở. Giới là Pháp, cho nên ta thường sử dụng danh từ giới pháp. Vì giới là hoa trái của chánh niệm nên trong giới có Tăng. Tăng là đoàn thể của những người đang thực tập chánh niệm và đang thực tập giới. Tăng có mặt chung quanh ta và cả trong tâm ta. Thực tập giới ta luôn luôn được Tăng hộ trì và che chở. Tam Bảo là Bụt, Pháp và Tăng luôn luôn có mặt trong giới, và vì thế thực tập giới cũng là thực tập quy y Tam Bảo trong từng giờ phút. Sự thực tập này cũng nuôi dưỡng niềm tin và lý tưởng bồ đề của hành giả. Giới vì vậy cũng là đối tượng cụ thể của niềm tin ấy.

Tụng giới cũng là một cách thực tập niệm giới và quán chiếu về những lợi ích của sự trì giới. Sau đây là toàn văn của nghi thức tụng giới

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here