Or rather fool for you?

TL; DR: Rất dài, nhiều chữ ít hình. Chống chỉ định những ai đầu óc quá trong sáng and/or ngây ngô. Also, viết xong xuôi mới đọc page public thừa nhận. Tin tốt là vẫn còn những điều đáng nói.

Từ lâu lắm, dễ 4,5 năm trước, tôi đã nói về ag*nda giờ của truyền thông là cổ vũ pha trộn các sắc dân. Đến giờ thì mọi thứ khá rõ ràng đến ngay cả những người chẳng quan tâm gì chính trị cũng nhận ra, như vụ Tiên cá cách đây vài tháng.

Tiếp, trong series Netflix gây ồn ào gần đây The Idol, nữ chính – biểu tượng tinh hoa phụ nữ phương Tây (tóc vàng, da trắng, mắt xanh, nepo baby con của 2 siêu sao 2 bờ Đại Tây Dương) lựa chọn ngập ngụa trong vũng bùn dục vọng với nam chính – một đồng chí da màu, cùng lúc làm vô số hành động ngu ngốc tự hạ nhục mình chỉ để được phỉnh phờ ve vuốt rằng thế nghĩa là “phá vỡ ranh giới, táo bạo, dũng cảm, khác biệt”. Tiếp, một em backdancer châu Á, được kích động bởi sự phỉnh phờ tương tự lẫn nhu cầu ganh đua vượt lên cô bạn thân phương Tây, cũng vô tư làm các trò ăn mứt gà y hệt. 2 chú gấu tham ăn kèn cựa nhau, để con cáo da màu ở giữa xoa tay hưởng lợi. The Idol do đó có lẽ đã là một tác phẩm châm biếm ko đến nỗi tệ, nếu được đổi đúng tên thành: The Fools.

Nhưng từ The idol cho thấy, kiểu cổ vũ da màu theo phong cách Jennie này đã thôi còn hiệu quả với dư luận Hàn. Gái Á da sậm, tóc tết, cố hát rap theo phong cách da màu thì dư luận Hàn vẫn có thể chấp nhận, chủ yếu vì còn khá kín nên chưa gây dị ứng. Nhưng push đến độ dựng lên một nhân vật gái Á chấp nhận làm sex toy cho giai da màu để kiếm fame, thì có lẽ chỉ sớm để lại dư vị oẳn tà roằn trong cảm thức của quần chúng.

Cho nên con cáo ở đây nhận ra nó cần chọn một phong cách khác nếu muốn tiếp cận dư luận vẫn còn khá cảnh giác tỉnh táo của châu Á.

Kiểu như, là phong cách trong MV mới ra của New Jeans: Cool with you.

Cool with you có thể coi như một sự đối lập mà thực chất lại đối ngẫu với The idol. Nếu trong the idol, em gái châu Á cạnh tranh em gái châu Âu về chuyện “who is the better fuck”, nói cách khác là 2 con gấu đấm nhau bằng miếng phó mát dục tính, thì trong MV của NJ, các con gấu đấm nhau bằng chính phản đề của dục tính.

Cụ thể, là hơn thua bằng tình yêu trong sáng, thanh khiết, lý tưởng, không chút tầm thường dung tục.

Sự đối lập này bắt đầu từ diễn viên. The Idol có sự tham gia một idol nữ châu Á nổi tiếng toàn cầu là Jennie của Blackpink, được biết đến với phong cách gợi cảm. Cool with you cũng không kém, có sự tham gia một người nữ châu Á được cho là nổi tiếng toàn cầu khác: Hyoyeon. Song tuy cùng nổi tiếng và còn là bạn Jennie, Hyoyeon lại mang phong cách hoàn toàn đối lập: Cao lênh khênh, siêu gầy, khuôn mặt góc cạnh, ánh mắt lầm lì, phong thái có chút nửa tomboy nửa chiến binh. Nói cách khác, nếu kèo sexy girl của The idol hơi fail, thì Cool with you sẽ thử đánh cược bằng kèo cool girl.

Cấu tứ của câu chuyện tuy vậy lại không khác gì lắm. Cuối cùng vẫn là các con gấu tranh giành nhau để rồi con cáo được lợi.

Vậy thì hãy thử xem 2 chú gấu trong MV này xuất hiện thế nào.

Từ đầu MV,em gái da trắng xuất hiện mặc áo trắng, ngược với Hyoyeon từ đầu đến chân quần áo đen xì. Em gái da trắng đi trước, lộ ra thấp bé hơn hẳn Hyoyeon, vốn đã là người mẫu còn đi thêm một đôi giày siêu lộc ngộc. Phân cảnh khá dài, góc quay focus chiều profile, khó mà ko nhận ra sự so sánh tầm vóc và hàm ý đi kèm.


Sau đó, em gái và Hyoyeon cùng vào thang máy, một gã giai da trắng cũng đi vào, rồi cửa thang máy mở, Hyoyeon bước ra, sau lưng là 2 anh chị mới gặp đã ôm cứng và hôn nhau ngấu nghiến. Từ thái độ dửng dưng của Hyoyeon mà nói, cảnh này ko nhằm toả ra sự lãng mạn, thậm chí còn chẳng được đam mê hay gợi dục. Nhân vật chính ở đây thực ra lại là cô nàng châu Á Hyoyeon, với thái độ chán ngán, gần như là khinh ghét trước biểu hiện dung tục của cặp đôi phương Tây kia.

2 con gấu như vậy đã bắt đầu ra mặt và kèn cựa, giờ là lúc xuất hiện con cáo.

Hyoyeon sẽ gặp một anh giai da màu, tại một bảo tàng nghệ thuật, cả 2 vô tình đứng gần nhau, khi đang cùng trầm mặc trong dòng suy tưởng sâu xa trước một bức hoạ cổ điển (how more intellectually cliche could it be?).

Một lát sau Hyoyeon bước tiếp vào thang máy, có cả anh da màu kia và 1 phụ nữ khác. Cửa thang máy mở, trong sự sững sờ của Hyoyeon, anh chàng này vẫn hờ hững với người phụ nữ xa lạ.


Hyoyeon bắt đầu thấy tò mò, fancinated với anh giai này.


Sau đó đến cảnh cặp đôi da trắng khi nãy chia tay, Hyoyeon đứng quan sát và phân vân tự vấn, sau cùng quyết định buổi tối lẻn vào phòng anh da màu, cúi xuống bên giường và quan sát. Lát sau cô bước ra đường, cởi bỏ quần áo, dưới màn mưa và một ngọn đèn, nhắm mắt lại và mỉm cười.

Thông điệp bề mặt như vậy là khá rõ: Đối lập với cảm xúc cuồng nhiệt mà chóng vánh hời hợt của cặp đôi da trắng, thì ở anh da màu mê xem tranh cổ điển và không thích các mối quan hệ dễ dãi này, nhân vật Hyoyeon đã tìm thấy câu trả lời cho tình yêu Platonic đích thực. Đứng giữa đường, dưới một ngọn đèn, trong trời mưa tầm tã, cô ngửa mặt lên trời trong một niềm hân hoan thành kính biết ơn, tựa như mới tìm thấy khải huyền.

Well, tất nhiên thông điệp trên chỉ là bề mặt. Đã chơi cùng một bài tâng bốc gái Á và kích động ganh đua với gái Tây, thì rồi đứt đuôi cũng không thoát khỏi cái đích tương tự The Idol là cổ vũ gái Á lên giường với giai da màu đâu. Một số khán giả đôi khi bị những diễn giải khiên cưỡng song văn hoa che mắt, để quên đi cái diễn giải common sense nhất. Một phụ nữ tự cởi bỏ quần áo, trần truồng, nhắm mắt lại và há miệng hứng nước mưa, khuôn mặt đầy vẻ vui sướng, đặt ngay sau cảnh vào giường cúi xuống say mê ngắm một chú giai cũng naked, nếu tự nhiên nhất thì nên hiểu là ẩn dụ cho cái gì đây? Cảnh này thực chất còn tham chiếu 1 đoạn trong MV Dis lui toi que je t’aime, mà vốn cũng mang ngụ ý y hệt. MV lâu quá rồi nên mờ tịt nhưng bạn nào muốn check thử thì link dưới, giây 3:28.

https://www.youtube-nocookie.com/embed/m19hyq-s2Fc?rel=0&autoplay=0&showinfo=0&enablejsapi=0

Ca sĩ của MV dễ nhận là Vanessa Paradis, biểu tượng gợi tình của nhạc Pháp giai đoạn đó, còn tác giả bài hát (theo một vài tin cũng đóng góp ý tưởng hình ảnh) là Serge Gainsbourg, một nhạc sĩ nổi tiếng với các sáng tác và MV chồng chất innuendos.

Lạm bàn, Dis lui toi que je t’aime thực ra là một MV tôi thích. Nó còn là một trong bài bài post đầu tiên đăng từ thưở xa xưa trên fb mà giờ đã set private. Eroticism trong nghệ thuật vốn cũng thế nhân thường tình, mấu chốt chỉ là với mục đích gì? Nếu MV của Serge có sự lập lờ, thì sự lập lờ ấy người xem cả khi nhìn rõ cũng vẫn có thể lựa chọn, hệt như lựa chọn thưởng thức một ly guilty pleasure về cơ bản vô thưởng vô phạt. Cũng như, Serge Gainsbourg cũng đâu đã bao giờ thuyết giảng về tình yêu Platonic, đúng không?

Tự sự trong MV của NJ thì khác. Thứ nhất, cấu tứ trước sau cùng vào thang máy với kết cục khác nhau của các mối quan hệ rõ ràng đã xác lập một moral compass, một ngụ ý đối sánh,phân cấp và định hướng cảm xúc. Và nếu một loại cảm xúc được ca ngợi hơn các loại khác chỉ dựa trên tính chất “trong sáng”, mà hoá ra lại chứa đầy sexual innuedo, thì đây ko phải lập lờ, mà là sự giả tạo. Thứ hai, cái giả tạo này còn ko thể xếp vào thủ thuật nghệ thuật gợi tình thường thấy, mà còn có thể mang mục đích chính trị, tỷ như agenda kích động mâu thuẫn da vàng vs. da trắng, hay là cổ vũ hoà lẫn da vàng vs. da màu, một thứ mà khi khán giả hiểu rõ, nhiều khả năng sẽ không hề mong muốn. Nói cách khác, ở đây không chỉ giả tạo, mà là sự lừa gạt.

Cái agenda đầy màu chủng tộc nhằm cổ suý mối quan hệ của gái Á với giai da màu này thậm chí sẽ còn được đẩy thêm 1 nấc nữa, khi xem xét tiếp lớp nghĩa ẩn dụ thần thoại của MV.

Tôi cho rằng trong MV Cool for you này, Hyoyeon đang đóng vai tương tự như một nhân vật của thần thoại Hy Lạp: là thần tình yêu Eros. Khi Hyoyeon vào thang máy với cặp đôi nào và nhìn về phía người đàn ông, thì chốc lát sau đó cặp đôi ấy sẽ bắt đầu hôn nhau ngấu nghiến. Bởi vì đó chính là lúc thần Eros làm nhiệm vụ. Trời mưa, cô cầm ô đi ra ngoài, đến cạnh một cặp uyên ương âu yếm chia sẻ vành ô và Hyoyeon quay đi, như thể đã vừa hoàn thành nhiệm vụ.



Cặp đôi trong thang máy hôn nhau như thể không có cô ở đó, đơn giản bởi Eros là một vị thần vô hình. Và Hyoyeon cũng dửng dưng trước các cảnh hôn nhau hay che ô tình tứ, bởi vì thứ phản ứng hoá học ấy là sản phẩm do chính cô tạo ra và sắp xếp như một thú vui tiêu khiển.

Quay về với thần thoại, trớ trêu là về sau thần tình yêu Eros lại trúng chính mũi tên của mình và quay ra yêu Psyche, một người phàm. Trong MV, Psyche chính là đại diện bởi bạn giai da màu. Hyoyeon vốn định ghép đôi anh này với một cô khác, khi nhìn về phía anh này, song kỳ lạ thay lần này lại bất thành, anh chàng hờ hững với người nữ kia, còn chính cô mới sinh ra tò mò cuốn hút.

Thần thoại Hy Lạp cũng kể tiếp với ta rằng, chỉ đêm đến Eros mới hiện nguyên hình và đến với Psyche, song Eros cấm Pysche gọi tên hay nhìn mặt của mình. Sau này, khi bị xúi giục bởi những người chị em vốn ganh ghét với tình yêu hai người, vào một đêm nọ, khi Eros đến và đã ngủ say, Pysche cầm đèn định soi rõ mặt Eros, chẳng may làm một giọt dầu rơi trên vai thần. Tỉnh dậy vì vết bỏng, hoảng hốt và tức giận, Eros bay đi.

Ha, vậy giờ hãy xem lại cảnh sau, với bức tranh 2 nam nữ 9 cùng ngắm khi lần đầu đầu gặp nhau.

Đây chính là bức Psyche abandoned của François-Édouard Picot, mô tả cảnh Eros hàng đêm đến bên Psyche rồi bị bỏng và bỏ đi kể trên. Cũng không chỉ bức này, mô tip Eros and Psyche xuất hiện khá nhiều ví dụ trong nghệ thuật cổ điển và đều gồm các đặc trưng tương tự. Một nam thần có cánh, tuy trưởng thành song lại trần truồng với khuôn mặt trẻ thơ, một phụ nữ, giấc ngủ say sưa, bóng tối, rèm cửa, sự ân ái. Abstraction ở đây cơ bản là vụng trộm, cấm kỵ, và interracial.

Đến đây lại nhớ tiếp, cảnh Hyoyeon cúi xuống lặng ngắm anh da màu,


Hyoyeon nhìn vào trong gương, chỉ thấy anh kia mà không thấy mình, một ngụ ý khá rõ về sự vô hình. Chỉ đến khi Hyoyeon trải qua một cuộc đốn ngộ dưới mưa, quay về gõ cửa phòng, nghĩa là đã hiện thân trong vóc dáng như con người, thì anh chàng kia mới nhìn thấy bản thể của nàng.

Lạm bàn, kể ra cũng khá vuốt ve bản năng che chở của gái, khi cho phụ nữ châu Á mang vai thần, bước xuống từ đài cao để đắm chìm trong tình yêu với anh giai da màu vai người phàm. Nhưng sự tâng bốc này chỉ là phỉnh nịnh. Không nên hy vọng có upper hand trong mối quan hệ với một con đực không những mạnh hơn nhiều về sức vóc mà thống kê cho thấy còn không hay coi trọng lắm tính văn minh. Hơn nữa, nếu cứ nhìn dynamic trong phim thì ngta phải tự hỏi tiếp, liệu ở đây ai mới đóng vai nam thần được gái lén ngắm thầm trong đêm và ai mới là một phụ nữ phàm tục quỵ luỵ ở chiếu dưới? Ai diễn vai Psyche mà thực ra là Eros? Ai diễn vai Eros mà thực chất chỉ là Psyche?

Cũng nhân nhắc về chiếu trên chiếu dưới, aka thần vs. người phàm, lại nhớ tới nguyên do bắt đầu tình yêu giữa Psyche và Eros:

Psyche là một thiếu nữ phàm trần, nhưng lại được coi là xinh đẹp hơn cả nữ thần sắc đẹp Venus (Aphrodite). Điều này khiến Venus ghen tức và ra lệnh cho Eros, vốn chính là con trai nàng, bắn mũi tên tình yêu để khiến Psyche đem lòng yêu một con quái vật xấu xí. Nào ngờ Eros lại vô tình bắn cung trúng tên mình và đem lòng yêu Psyche.

(another jab khi cô gái phương Tây chung thang máy với anh da màu hoá ra đang đóng vai con quái vật xấu xí).

Khi viết những đoạn diễn dịch thần thoại trên, thực chất tôi chưa xem side B của bài hát này – MV Get up, tôi chỉ biết ngoài Hyeyeon, ở side B này sẽ còn mời cả Lương Triều Vỹ. Tuy nhiên, dựa trên tinh thần đậm tính chủng tộc của phim, tôi đã có vài dự đoán.

Nếu MV side A đã đảo ngược nam nữ để Hyoyeon vai Eros còn anh da màu mới vai Psyche, thì nếu trong tự sự này có ai đó mang vai trò như Venus, bà mẹ chồng khó ở ganh ghét với Psyche, thì người đóng vai đó hẳn sẽ phải là đàn ông, một đàn ông cùng giai tầng hay chủng tộc với Hyoyeon aka châu Á, có thể được coi là cao cấp hơn vai Psyche da màu, song lại cũng đang có thể bị Psyche thế vai hay lấn át.

Xét tiếp lịch sử anh Lương năm ngoái từng đóng Huyền Thoại thập luân, mà tôi từng phân tích là tại đó Lương còn đóng chính cái vai đại diện cho epitome of partriachy, aka vị Chúa Cha độc đoán thịnh nộ cần thiết phải bị người con trai Shang Chi thay thế. Kết hợp lại, lờ mờ cảm thấy nếu side B mời Lương, có một khả năng anh sẽ đóng vai ác, có thể còn liên quan gì đến cái dynamic giữa Venus vs Psyche, aka, một nhân vật toan tính chia loan rẽ thuý đôi uyên ương trẻ.

Và đúng thế thật luôn. Ở side B là MV Get up, vị thần Eros Hyoyeon đang say sưa trong yêu đương với chàng Psyche thì chợt bắt gặp anh Lương chậm rãi đi lướt qua sau lưng anh da màu, ánh nhìn nửa cười cợt nửa ngầm đe doạ.

Nét cười trên mặt Hyoyeon chợt tắt, sững sờ im lặng– như thể đứng trước một thực thể quyền năng hơn gấp bội.

Nhân vật của Lương Triều Vỹ này cũng vô hình, ngoài Hyoyeon ra cũng không ai nhìn thấy:

Đơn giản bởi giống Hyoyeon Eros, Lương đích xác cũng đang đóng vai một vị thần, mà như tôi lờ mờ đoán ở trên, là vai Venus – chỉ là đảo vai, thay vì là biểu tượng của tính nữ tiêu chuẩn, thì là biểu tượng của tính nam tiêu chuẩn truyền thống, aka, một vị chúa cũ độc đoán thịnh nộ, nghiêm khắc và đầy đe doạ.

Ánh nhìn của Lương Triều Vỹ cũng chính là ẩn dụ cho góc nhìn phán xét của xã hội trưởng phụ châu Á về các mối quan hệ gái Á- giai màu. Dù tất nhiên, nếu phỏng theo tự sự của Eros, Psyche và Venus, thì ở đây góc nhìn này còn thoáng được ẩn ý có nguyên do cả từ sự ghen tỵ, nhờ khắc hoạ hình ảnh vị chúa cũ tóc muối tiêu gần trắng xoá, khuôn mặt già cỗi và có phần nghi kỵ lẫn cay nghiệt, vóc dáng thấp bé, đứng đằng sau liếc xéo về phía anh giai da màu trẻ khoẻ đang tươi cười.

i

Cũng theo MV thì, sự trả thù của vị thần cũ này chính là dùng quyền năng ánh nhìn của mình, tựa như quyền năng mà Hyoyeon đã dùng trong thang máy, điều khiển để anh giai da màu kia yêu một phụ nữ với một chủng tộc khác, vốn dễ được chấp nhận hơn là với một phụ nữ Á, lại một so sánh ngầm nữa về cách XH châu Á chỉ bằng thái độ phán xét có khả năng phá vỡ các quan hệ gái Á-giai màu, kéo mọi thứ về đúng vị trí trật tự vốn có của chúng.  

À quên, dù vai phụ nhưng ko thể ko nhắc, thế các thành viên NJ thì vai gì trong tự sự này. Từ mannerism và vị trí đứng mà nói, thì là các thiên thần, trong các vở kịch thường đóng vai trò như hát xướng hay phụ hoạ, tuy trông như vai phụ người kể truyện, thực chất khi xuất hiện ở mọi nơi, nhìn trước mọi diễn biến và dẫn dắt không khí dự cảm về tương lai, thì lại giống như là có quyền năng cao nhất, một dạng thần định mệnh toàn tri và toàn hiện. Mặc dù cái hình tượng các nữ thần số mệnh đứng ngoài thế sự, chỉ từ trên cao nhìn xuống, thấu rõ mọi hỉ nộ ái ố của thế gian này, thực chất là đạo từ chính concept của Red Velvet, mà nếu đủ thời gian tôi sẽ chém sau (nói thế thôi đừng hy vọng).

Final Verdict

Để lãng mạn hoá một mối quan hệ gái Á với giai da màu thì không dễ dàng. Song một cách khách quan thì tôi cho là MV Cool for you đã tỏ ra khá khôn ngoan, ở chỗ chọn đúng phong cách cho nữ chính. Nếu thay đây bằng một phụ nữ châu Á mang vẻ đẹp tiêu chuẩn, thì dù cho có tô trét đủ thể loại thần thoại mỹ thuật nghệ thuật đến thế nào chăng nữa, khá khó hình dung ra tự sự này không có cảm giác gợn. Một tự sự bất thường cần thiết đặt trong ngữ cảnh bất thường để che đi một vài nếp gấp đáng quan ngại.

Một điều rút ra từ những câu truyện thần thoại quá khứ lẫn hiện đại này là chân lý xưa như Trái đất: Phụ nữ có thiên hướng muốn làm điều bị cấm. Đoạn kết side B là ánh mắt quả quyết của Hyoyeon, có lẽ ngầm gieo inception mơ hồ về một kết cục có hậu như Psyche cùng Eros. Sau khi chịu đủ ngăn cấm, đặc biệt từ bà mẹ chồng tương lai Venus, Psyche cuối cùng đã cảm hoá tất cả, nàng được gia nhập thế giới các vị thần và hôn lễ Psyche-Eros đã được các chư thần Olympia cùng ban phúc. Song, điều có lẽ ít ai chú ý ở đây là trong tự sự của thần thoại Hy Lạp, để đạt đến kết cục tài tử giai nhân lại đoàn viên ấy thì Psyche, nhân vật mang vai yếu hơn, phải chấp nhận vượt qua 3 thử thách hiểm hóc, từ đó chứng tỏ được tình yêu và giành được sự tôn trọng của các vị thần. Tuy nhiên ngoài đời lẫn trong MV thì, có vẻ như sẽ chỉ có những cô nàng châu Á như Hyoyeon là cần phải lựa chọn và chiến đấu, một cái private joke mà MV này không bao giờ muốn phụ nữ châu Á nhìn ra.

Cho nên, như người ta vẫn nói thì, always be careful what you wish for.

Một số quả chớ nên ăn.

Một số rương chớ nên mở.

Và một số vị thần lẫn người, nếu không thể đường đường chính chính nhìn rõ mặt và đọc rõ tên thì, tốt nhất là nên để bay đi.

Nguyễn thị Huyền Châu – Link bài viết gốc: https://gwenesis.substack.com/p/cool-with-you

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here