Tình cảm là gì?

Nhân việc chuẩn bị học lớp cảm tình Đảng, thì mình viết vài thứ ra về 2 chữ gọi là tình cảm vậy. Trả lời cho câu hỏi tình cảm là gì, dễ thôi. Là một cái gì đó dạng như: sự quý mến, sự yêu thương…mà nó cũng có thể là một sự căm ghét. Nó cũng là tình cảm đấy, có phải không nhỉ? Mình k nghĩ thế, có lẽ tình cảm là sự yêu mến, chỉ là sự yêu mến thôi.

Khi dành tình cảm cho ai đó mà không được đáp lại

Có bao giờ, chúng ta là cha, là mẹ và ta tự hỏi, sao ta hi sinh cho con mình nhiều thế, ta yêu con nhiều thế, mà con chẳng yêu ta con chẳng nhớ ta không? Có chăng như thế. Ví dụ như việc ta yêu đứa con gái thân yêu của ta đến vô cùng, mà nó lại nhìn ta bơ ta…thì điều ấy ta mới đau làm sao? Và đó không phải tình cảm không được đáp lại đâu đúng không? Nhân duyên nào ta mới được làm mẹ con của nhau.

Nhưng có một điều, yêu và được yêu, hẳn nhiên luôn là một điều mà ta luôn nghĩ tới và mơ ước. Khi ta yêu một người nào đó, và ta cũng được yêu thương điều ấy mới đáng quý làm sao, ta sẽ vô cùng hạnh phúc. Mà thực ra trên đời thì có như thế không? Khi ta yêu người ta người ta sẽ yêu mình? Vốn dĩ không có. Luật hấp dẫn nói, nếu ta phóng cái muốn của mình, ta sẽ có được nó. Nhưng không, tình yêu không như thế. Lúc ta yêu một người vô cùng, ta nhớ một người vô cùng. Thì người ta, ngược lại có biết bao nhiêu thứ phải lo lắng, và dĩ nhiên ta không trong miền nhớ của người đó. Ta làm sao biết được, ta sẽ fall in love vào lúc nào. ông trời hay thượng đế sẽ bất chợt cho ta gặp nó một cách hết sức phi lí. vậy thì ta sẽ giải thích, cuộc sống là muôn kiếp, Và có lẽ kiếp trước ta đã là vợ là chồng của người đó hay sao? Có lẽ nào như thế? Bởi vậy giây phút gặp gỡ sẽ khiến ta ngã vào thứ tình muôn kiếp đó. Thế thì, phải trả lời làm sao cho những đôi vợ chồng hạnh phúc cả trăm năm?

Tình yêu đơn phương và sự tồn tại dạng toán học

Sự tồn tại của một thứ tình cảm vốn dĩ không mấy dễ đoán. Trong toán học chúng ta có song ánh, chúng ta có phương trình. Vậy nếu ta đem so sánh phép a với b giống như tình yêu của anh dành cho em và em dành cho anh, phép toán này luôn luôn và luôn sẽ có 2 vế nếu để đem ra so sánh. Nhưng tình yêu không như thế, sẽ tồn tại bất đẳng thức. Anh sẽ yêu em rất nhiều và em ngược lại chẳng yêu chút nào cả. Bất đẳng thức này cần được giải quyết, nhưng càng giải quyết ta sẽ càng thấy nó quá lớn, quá lớn. Và bất công thay, tình yêu cũng thế. Ta sẽ yêu người mà chẳng bao giờ yêu ta, dù cố đến đâu, dù cố gắng đến thế nào, cố tiệm cận một chút một chút thôi nhưng chẳng thể được.

Làm sao để phát hiện tình yêu song ánh

Trong toán học có một khái niệm song ánh, nhưng người yêu nhau họ có một tần số chung nhau đến kì lạ. Và khi yêu nhau tồn tại một song ánh giữa họ, điều này phải chăng đúng? Và phải chăng sai?

Tình yêu nếu có tồn tại trong văn học thì nó là ảo ảnh, là phép liên tưởng của nhà văn nhà thơ. Còn trong thực tế, trong câu chuyện đời sống. Tình yêu lại ở một dạng khác chăng? Ta sẽ yêu một cử chỉ hiền, ta sẽ vì ngưỡng mộ mà yêu chẳng? Và khi ấy liệu người có biết không? Hoặc là bài toán song ánh chưa được phát hiện hoặc là chúng ta sẽ không nêu vấn đề lên nữa, ta giấu nhiệm đi sự ngưỡng mộ, dấu đi sự cảm mến, dấu đi tất cả tình cảm của ta. Vậy đời như thế có phải sẽ quay về với bản thân ta – yêu chính mình! Một sự song ánh hoàn hảo!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here