Nhân dịp chuyện về sư Minh Tuệ, mình hay theo dõi các anh chị trong ngành Toán mà mình yêu thích, ai cũng nhắc tới. Có lẽ phần lớn những nhà toán học mà mình yêu quý đều quan tầm thì phài, và mọi người hay nhắc tới nhìn thầy vui với lựa chọn của thầy.

Mình thầm nghĩ, nếu quả thật cuộc sống mà chỉ toàn niềm vui thì thầy đã chẳng đi như thế. Đi như thế, để đỡ đi tham, sân, si, đau khổ mà. Và con người đi nhiều năm như vậy, giữ được nụ cười trong sáng như vậy quả có phần làm người ta (một người thường như mình) ngưỡng mộ.

Mình quả thật hay ái mộ người khác, thường là ái mộ cái đẹp, sự tài năng, giỏi giang của người khác. Như là một người chị xuất sắc trong cả việc nghiên cứu và chăm con, như là một người thầy vừa tu giỏi vừa có thể làm thơ, nhiều người đều xuất sắc trong việc của họ. Thầy Minh Tuệ có lẽ đã xuất sắc trong việc tu và hạnh phúc. Bởi vậy mình cũng rất thích nhìn sư đi và nghe sư nói và trong lòng là thực sự ngưỡng mộ. Nhiều video mọi người nói về thầy, mọi người thấy trong đời sống có một con người sống như thánh nhân vậy…mình thì không nghĩ tới mức đó. Nhưng mình tin là con người tu tập thì sẽ đạt đến một cảnh giới nào đó.

Nhưng nhìn lại, vì nhiều người nhắc đến việc thầy vui với lựa chọn đó – một suy nghĩ từ một chị mà mình cũng ngưỡng mộ mình thấy có lẽ cần phân biệt giữa niềm vui của người này và người khác, cũng đúng như chị nói. Với mỗi người niềm vui là khác nhau, của người mẹ là khác, của người thích quyền lực, tiền bạc là khác…và thầy Minh Tuệ thì cũng khác, vậy niềm vui của thầy Minh Tuệ là gì? Là tình yêu thương chăng? Là thầy đi tìm hạnh phúc chăng? Hạnh phúc là lựa chọn của thầy có lẽ cũng giống như niềm vui.

Với mình, hạnh phúc là được làm cho người mình yêu thương vui. Một người mẹ nhìn con mình vui sẽ rất hạnh phúc, mình vậy đó, nhưng chính mình đã tước đi cái quyền hạnh phúc đó của mình…mình đã muốn làm sao được gần con, được bên con cười vui nhưng cuối cùng mình đã chọn lựa xa con. Điều ấy với mình đau đớn làm sao, nhưng mình chọn xa để làm hài lòng họ, những con người mà đã ghét mình làm sao. Nhưng dù sao mình lại thương họ, thương cho số phận cay đắng của họ, thương cho bệnh tật của họ. Và với mình xa con một chút có lẽ  tạm thời khôgn sao cả. Mình nghĩ thế, dẫu vậy mình biết mình đã tự tay xoá đi cái quyền hạnh phúc của mình.

Vậy đau khổ là gì?

Thế thì với một người muốn làm cho người mình yêu thương vui lại không được phép làm điều đó có đau khổ không? Phải nói thật là đau. Có những người đau như thế đó. Lớn lên mình mới biết, mỗi người đau một kiểu khác nhau. Và từ đó mình cảm thông cho nỗi đau của người khác.

Dẫu vậy, vẫn phải nhận định nỗi khổ, niềm đau của mỗi người là khác nhau. Đâu phải ai xa con cũng đau, cũng khổ như mình và đâu phải ai yêu một người cũng là khát khao mong được làm cho người ấy vui giống như mình?

Có người họ có thể xa con để vì nhiều mục đích, cũng có người chỉ nhìn người mình yêu thương vui, khoẻ mạnh thôi là đã hạnh phúc rồi đâu cần phải làm cho họ vui, pải làm điều gì đó cho người đó vui. Trông triết lí nhà Phật, phải chăng yêu chính mình mới là yêu thương chân chính? Mình đã nghe một vài video Phật dạy rằng cuối cùng ta sẽ nhận ra người ta yêu chính là ta chứ không phải là ai khác? Vậy đời người rút cục là muốn yêu hay là được thì là hạnh phúc đây? Có một lần, có một người chị đã nói với mình chị ấy rất hạnh phúc khi được nhận món quà từ mình, vậy thì liệu rằng chị ấy là người sẽ hạnh phúc khi được người khác yêu chăng? Chỉ là khi được yêu chị ấy sẽ hạnh phúc? Còn mình mình không như vậy, khi được người khác yêu không phải là hạnh phúc, mình đã từng từ chối quà từ cậu bên trai thích mình vì mình không thích cậu ta,  mình chỉ muốn làm cho người mình yêu vui thì mình sẽ hạnh phúc và chỉ người đó thôi, chỉ người đó mới làm cho mình có cảm giác hạnh phúc như vậy.

Trên đời, nếu được sống chết vì một người thì có lẽ cũng là một điều đáng quý lắm thay nhưng thầy Minh Tuệ thì hình như sống chết vì mọi người….Từng bước chân đó an lạc và cầu cho người hạnh phúc, điều ấy chẳng phải là điều làm cho thầy vui và hạnh phúc sao? Một đôi chân chần, một chiếc đầu không mũ nón, một tấm vải áo và bằng những miếng vải lượm lặt đủ cho thấy đờii sống khổ hạnh của một còn người để giải thoát khỏi khổ đâu của nhân thế. Vậy thì những con người khác với những nhọc nhằn khác, những chiến đấu khác sẽ làm nên được bao điều đây? Có lẽ những đỉnh cao được hành thành trong những nhọc nhần của cả phần hồn và phần xác, điều ấy chẳng phải đúng hay sao? Con người càng chịu đày đoà về thân xác bao nhiêu thì phần tâm hồn hình như lại được giải toả bấy nhiêu nhưng nếu như có thể tự mình suy ngẫm, tự mình giày vò mình bằng những suy tư thì con người đó chẳng phải cũng vĩ đại hay sao? Cuộc đời có lẽ cũng nhẹ bẫng thôi trong cuộc đời của những cô cậu 17 tuổi giống như những nhân vật mình từng đọc trong truyện của Haruki nhưng cũng đầy những hạnh phúc trong đớn đau khổ hạnh như trong từng bước chân của thầy Minh Tuệ. Mình nhớ trong video nào đó thầy có nỗi nếu như duyên nghiệp hết từ đây thì biết đâu sứ mạng đó cũng dừng thôi, khi thầy ngồi trong nghĩa địa hang đá còn có những con rắn cơ mà….Vậy thì có phải là khi thầy đã không xem sinh mạng là của mình nữa, phó mặc cho trời đất thì thầy đã nhận ra một phần chân lý của đạo Phật chăng? Ừ, phải, có lẽ nếu con người có thể yêu thương người khác để bản thân chịu khổ như vậy thì đáng để ta bái phục lắm.

Mình thấy, nếu được sống trong cái đẹp, trong sự mê say thì đời quả tuyệt lắm thay…vậy cái đẹp nằm trong sự si tình là có thật. Và khi si mê rồi thì lại chẳng thực hành được Phật Giáo nữa, nên mình có lẽ khó để tu được vì cuối cùng mình vẫn yêu cái đẹp có thể là hành động được, bài thơ đẹp, con người đẹp hoặc là một tài năng đẹp….Có lẽ, bởi vậy mình đã đau khổ, vì khi mình nhìn nhận cái đẹp thì chắc chắn rồi tồn tại cái xấu. Mà như thế có thể nào mà không khổ đau?

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here