Triết phẩm Cộng Hòa bắt đầu với câu hỏi vừa có nghĩa chính trị vừa có nghĩa đạo đức: Thế nào là dikaiosunè? Tiếng Pháp dịch chữ này là justice, tiếng Anh justice, tiếng Tây Ban Nha justicia, tiếng Đức Gerechtigkeit, tiếng ta là công bình. Chữ này trong tiếng Hy Lạp không những nghĩa như vậy mà còn có nhiều nghĩa nữa: giữ gìn phong tục, bảo vệ tập quán, thi hành bổn phận, cư xử chính trực; ăn ở công bình, lương thiện, thành thật; đúng lý, phải lẽ, hợp pháp; cái phải làm cho người khác hoặc cái người khác đối lại phải làm cho mình; những gì đáng được hưởng; cái mình phải làm. Như vậy chữ này bao hàm toàn diện đạo đức cá nhân liên hệ với tha nhân, những gì người khác có quyền đòi hỏi cá nhân đó hoặc cá nhân đó có quyền đòi hỏi người khác; bất kể cái gì là phải, là đúng trái với bất kể cái gì là sai, là trái. Công bình tóm lại là tổng số đức tính cần có để sống trong cộng đồng. Chữ này bao gồm đạo đức cá nhân và đạo đức xã hội, và từ căn nguyên câu trả lời liên hệ vừa với cá nhân vừa với xã hội, cả đạo đức lẫn chính trị. Bởi thế câu hỏi đặt ra sẽ là: Thế nào là bổn phận đạo đức và bổn phận xã hội? Công bình nghĩa là gì, và làm thế nào thực hiện công bình trong xã hội loài người?

Đòi hỏi định nghĩa công bình dường như hàm ngụ có quan niệm theo đó mọi ứng dụng của chữ này sẽ như đường thẳng gặp nhau ở tâm điểm, hoặc nói một cách cụ thể, có nguyên tắc theo đó cuộc đời con người có thể tổ chức để có xã hội công bình gồm người công bình. Công bình xã hội sẽ đảm bảo cá nhân trong xã hội phải thực hiện bổn phận và đón nhận quyền lợi. Như phẩm chất tàng ẩn trong cá nhân, công bình nghĩa là đời tư, hoặc nói theo cách nói của người Hy Lạp, tâm hồn sắp xếp tương ứng với quyền lợi và bổn phận của mỗi phần trong bản chất cá nhân.

Xã hội tổ chức như thế sẽ là lý tưởng, nghĩa là đưa ra tiêu chuẩn toàn bích có thể sử dụng để so sánh, đánh giá xã hội hiện tại theo mức độ xã hội đó ra sao. Dù thay đổi thế nào, khuynh hướng của thay đổi có mang xã hội loài người tới gần hay đẩy xã hội loài người xa khỏi mục đích đó. Triết phẩm Cộng Hòa là cố gắng đầu tiên trong lịch sử nhân loại trình bày có hệ thống miêu tả lý tưởng đó, không phải giấc mơ hão huyền, mà là khung sườn khả dĩ, bản chất con người, với đòi hỏi bất biến, có thể tìm thấy ấm no, hạnh phúc. Không nhìn thấy mục đích như thế, việc quản lý nhà nước sẽ bế tắc, vô dụng, hoặc dẫn tới mục đích sai lầm, hậu quả tai hại.

Xã hội ở đâu cũng vậy là đám đông gồm người hiểu biết và người không hiểu biết. Giả thử trong đó có người đầu óc hoài nghi, ưa tìm hiểu, vì lợi ích chung, đặt câu hỏi yêu cầu mọi người định nghĩa đúng, phải, công bình. Đương nhiên nhiều người tham dự. Tuy vậy, câu trả lời, do thực tế thúc đẩy, có thể khách quan hoặc chủ quan; một đằng vòng vo, hời hợt, nông cạn; một đằng thẳng thắn, gay gắt, sâu sắc; dẫu vậy xem ra cả hai do men theo ngoại diên chỉ đáp ứng phần nào ý tưởng nội hàm. Bởi cả hai cho thấy khác biệt cơ bản về lòng tin đối với cái Socrates gọi là quan trọng hơn hết trong các câu hỏi: Làm người ta phải sống thế nào cho phải ở đời?

Theo Cephalus công bình là thành thật trong lời nói cũng như việc làm. Toàn bộ cuộc đối thoại tưởng tượng Socrates kể lại cho khán giả không nêu rõ danh tính. Người tham dự tụ tập ở nhà Cephalus, thương gia về hưu, sống ở Piraeus, phố cảng cách Athens khoảng mười cây số. Ngoài Glaucon, Adeimantus (anh Plato) còn có Polemarchus, Euthydemus, Lysias nổi tiếng viết diễn văn văn hoa (ba người là con Cephalus), Thrasymachus, người vùng Chalcedon, mạn tây bắc Tiểu Á gần eo biển Bosphoros (Dardanelles) nối Hắc Hải với biển Marmara, dài 29 km, giáo sư lừng danh về nghệ thuật hùng biện, tóm tắt định nghĩa công bình là ‘phục vụ quyền lợi kẻ quyền thế’ và một số bạn trẻ của Socrates. Thời gian là lễ hội Bendis, nữ thần khả kính du nhập từ Thrace. Cephalus tiêu biểu từng trải cuộc đời dài dặc, làm ăn đàng hoàng trong thương trường. Lão giàu có, song coi đồng tiền chỉ là phương tiện dẫn tới đầu óc thanh thản, tâm hồn thư thái, trạng thái tâm linh bắt nguồn từ sống lương thiện, thành thật có khả năng đền đáp những gì nhận từ thần linh và thế nhân. Lão hiểu cư xử phải phép hoặc ăn ở công bình là thế.

Phần đầu là đối thoại điển hình kiểu Plato. Theo học giới Tây Âu có lẽ triết gia viết riêng biệt, không dính dáng với phần còn lại của triết phẩm. Ông không đi tới kết luận cụ thể đối với mục đích hiển nhiên của cuộc tìm hiểu – khám phá bản chất đạo đức – mặc dù tranh luận sống động và ý nghĩa, ý kiến đưa ra nêu rõ chủ đề sẽ diễn ra sau này trong tác phẩm. Cảnh đã dàn dựng, Socrates lướt qua thái độ. chấp nhận không suy nghĩ quan niệm cổ truyền về đạo đức (Cephalus và Polemachus tiêu biểu) trước khi bàn bạc hăng say, tấn công quyết liệt quy ước (và cả Socrates) do Thrasymachus thành viên triết phái Sophist đề xướng. Socrates không chấp nhận quan niệm cổ truyền hay quan niệm trái với cổ truyền nếu quan niệm đó không đương cự nổi cuộc mổ xẻ biện chứng của ông; nền đã chuẩn bị, triết nhân sẽ nhấn mạnh suốt triết phẩm tầm mức quan trọng của nhận thức đối với đạo đức.

Theo Cephalus công bình là thành thật trong lời nói cũng như việc làm. Toàn bộ cuộc đối thoại tưởng tượng Socrates kể lại cho khán giả không nêu rõ danh tính. Người tham dự tụ tập ở nhà Cephalus, thương gia về hưu, sống ở Piraeus, phố cảng cách Athens khoảng mười cây số. Ngoài Glaucon, Adeimantus (anh Plato) còn có Polemarchus, Euthydemus, Lysias nổi tiếng viết diễn văn văn hoa (ba người là con Cephalus), Thrasymachus, người vùng Chalcedon, mạn tây bắc Tiểu Á gần eo biển Bosphoros (Dardanelles) nối Hắc Hải với biển Marmara, dài 29 km, giáo sư lừng danh về nghệ thuật hùng biện, tóm tắt định nghĩa công bình là ‘phục vụ quyền lợi kẻ quyền thế’ và một số bạn trẻ của Socrates. Thời gian là lễ hội Bendis, nữ thần khả kính du nhập từ Thrace. Cephalus tiêu biểu từng trải cuộc đời dài dặc, làm ăn đàng hoàng trong thương trường. Lão giàu có, song coi đồng tiền chỉ là phương tiện dẫn tới đầu óc thanh thản, tâm hồn thư thái, trạng thái tâm linh bắt nguồn từ sống lương thiện, thành thật có khả năng đền đáp những gì nhận từ thần linh và thế nhân. Lão hiểu cư xử phải phép hoặc ăn ở công bình là thế.

Phần đầu là đối thoại điển hình kiểu Plato. Theo học giới Tây Âu có lẽ triết gia viết riêng biệt, không dính dáng với phần còn lại của triết phẩm. Ông không đi tới kết luận cụ thể đối với mục đích hiển nhiên của cuộc tìm hiểu – khám phá bản chất đạo đức – mặc dù tranh luận sống động và ý nghĩa, ý kiến đưa ra nêu rõ chủ đề sẽ diễn ra sau này trong tác phẩm. Cảnh đã dàn dựng, Socrates lướt qua thái độ. chấp nhận không suy nghĩ quan niệm cổ truyền về đạo đức (Cephalus và Polemachus tiêu biểu) trước khi bàn bạc hăng say, tấn công quyết liệt quy ước (và cả Socrates) do Thrasymachus thành viên triết phái Sophist đề xướng. Socrates không chấp nhận quan niệm cổ truyền hay quan niệm trái với cổ truyền nếu quan niệm đó không đương cự nổi cuộc mổ xẻ biện chứng của ông; nền đã chuẩn bị, triết nhân sẽ nhấn mạnh suốt triết phẩm tầm mức quan trọng của nhận thức đối với đạo đức.

Trên đường từ bến cảng Piraeus trở về thành phố Athens Socrates dừng lại vì gặp Polemarchus, anh này mời về nhà, đến nơi ông gặp thân phụ anh này, lão nhân Cephalus vui mừng tiếp đón. Hai người hàn huyên với nhau, dù ngắn ngủi, song lý thú, chuyện xoay quanh tuổi già là gánh nặng dư thừa vô ích. Cephalus công nhận năm tháng đè nặng trên vai có phần nhẹ bớt, nhờ tiền của kiếm được sau thời gian dài dặc cần cù làm ăn, vì thế con người có thể nói thật, đồng thời đền ơn trả nghĩa thế nhân và thần linh. Đến đây độc giả đi vào mà không hay ý định định nghĩa công bình chính trực (nghĩa là cư xử phải lẽ với người khác). Rút lui khỏi cuộc tranh luận Cephalus bảo con trai Polemarchus thay thế tiếp chuyện quý khách. Muốn dẫn chứng để bênh vực quan điểm anh này kể thi sĩ Simonides nói công bình chính trực là phần của người nào trả lại người nấy. Định nghĩa khiến Socrates quay ra chất vấn vì cho rằng nói như vậy không thỏa đáng – bắt bẻ chỗ này là nét điển hình tiêu biểu phương thức Socrates sử dụng trong đối thoại. Mặc dù chuyển hướng mấy lần, song Polemarchus công nhận định nghĩa anh này đưa ra không chính xác.

Tới đây Thrasymachus, thành viên triết phái Sophist xen lời có vẻ nhiệt tình. Anh ta chê phương thức Socrates sử dụng, song lúc bị hối thúc đưa ra định nghĩa, dáng vẻ miễn cưỡng, anh ta nói công bình chính trực là quyền lợi của kẻ mạnh (nghĩa là sức mạnh là lẽ phải). Càng lúc anh ta càng trở nên chống đối quyết liệt hơn Polemarchus, mặc dù chẳng mấy chốc Socrates đưa đẩy anh ta rơi vào mâu thuẫn. Dẫu vậy anh ta vẫn ra khỏi vũng lầy khá khéo léo, và do vậy Socrates mất thì giờ, gặp khó khăn cho thành viên triết phái Sophist thấy anh ta sai lầm. Thrasymachus phản bác, trưng nêu sự kiện chống lại quan niệm lý thuyết của Socrates về công bình chính trực. Đến đây nhân vật thay nhau trao đổi ý kiến, thảo luận sôi nổi. Bởi thế thái độ châm biếm của Socrates và cuối cùng Thrasymachus, nếu chưa tin tưởng, ít nhất cũng tỏ vẻ nguôi ngoai và phục tòng, dẫu thế Socrates vẫn cho thấy tranh luận chưa đưa đến kết quả – chưa định nghĩa công bình chính trực thực sự là thế nào.

Cộng Hoà – Platon

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here